Wednesday 30 January 2013

Ngũ Hành Sơn – Đà Nẵng

Ngũ Hành Sơn – Đà Nẵng là quần thể năm ngọn núi Kim – Mộc – Thuỷ – Hoả – Thổ được “bao bọc” bởi rất nhiều huyền thoại khác nhau. Không gian thơ mộng, cảnh trí sắc màu cổ tích mang lại cho nơi đây một sắc thái thần tiên.

Ngũ Hành Sơn - Khái quát vị trí và điển tích lịch sử

Gần 200 năm trước, vua Minh Mạng đã từng đến đây. Ông đã tự mình đặt tên cho núi, cho các hang động, chùa chiền. Không ai biết những cái tên như Ngũ Hành Sơn, Huyền Không, Hóa Nghiêm, Lăng Hư, Tàng Chân, Vân Nguyệt, Thiên Long… đã làm nhà vua phải suy nghĩ mất hết biết bao nhiêu thời gian. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, giữa những lo toan quốc kế dân sinh, trong tâm hồn của con người này, cảnh trí Ngũ Hành Sơn đã chiếm một phần quan trọng như một nỗi tự hào về một miền đất xinh đẹp.
danh thang ngu hanh son da nang
Toàn cảnh Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng
Ngũ Hành Sơn nằm cách trung tâm Đà Nẵng khoảng 8 km về phía Đông Nam, trên một bãi cát mênh mông gần bờ biển, thuộc làng Hoà Khuê, ấp Sơn Thủy, huyện Hòa Vang quận Ngũ Hành Sơn. Thuở xa xưa người Chiêm Thành, thờ thần linh theo tín ngưỡng của họ, ngày nay còn lưu lại di tích qua những tượng thần bằng đá, những đền tháp và hình tượng khắc trong vách đá ở Chùa Linh Ứng, trong động Huyền Không. Ngũ Hành Sơn bao gồm 5 ngọn Kim Sơn, Mộc Sơn, Thuỷ Sơn, Hoả Sơn(Âm Hỏa sơn và Dương Hỏa sơn), Thổ Sơn.
Nơi đây, các dấu ấn văn hoá lịch sử còn in đậm trên mỗi công trình chùa, tháp đầu thế kỷ XIX, trên mỗi tác phẩm điêu khắc Chàm của thế kỷ XIV, XV. Những bút tích thi ca thời Lê, Trần còn in dấu trên các vách đá rêu phong trong các hang động. Những di tích văn hoá lịch sử như mộ mẹ tướng quân Trần Quang Diệu, đền thờ công chúa Ngọc Lan (em gái vua Minh Mạng), bút tích sắc phong quốc tự còn lưu giữ tại chùa Tam Thai của triều Nguyễn, đến các di tích lịch sử đấu tranh cách mạng như Địa đạo núi đá Chồng, hang Bà Tho, núi Kim Sơn, hang Âm Phủ,… Tất cả chứng minh hùng hồn về một Ngũ Hành Sơn huyền thoại, về một vùng đất địa linh nhân kiệt đầy chất sử thi.

Những thắng cảnh ở Ngũ Hành Sơn

Chùa Tam Thai

Chùa Tam Thai tọa lạc trên ngọn Thủy Sơn – một trong năm ngọn Ngũ Hành Sơn  thuộc quần thể danh thắng Non Nước – Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
chua tam thai ngu hanh son da nang
Chùa Tam Thai – Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng
Là một ngôi chùa cổ (xây dựng năm 1930), được xem là quốc tự và di tích Phật giáo. Năm 1825, Minh Mạng trong chuyến tuần du Ngũ Hành Sơn đã cho xây dựng lại chùa, năm 1827 cho đúc 9 tượng và 3 chuông lớn. Thời vua Minh Mạng có một công chúa (con vua Gia Long) đến xin xuất gia. Tương truyền vua đã thiết lập du cung ở đây để nghỉ ngơi và tham quan thắng cảnh Ngũ Hành Sơn.
Chánh điện thờ Phật Di Lặc bằng đồng lớn ngồi trên tòa sen, hai bên thờ tượng Quan Thánh và Bồ Tát. Chùa là nơi từng được quốc sư Hưng Liên trụ trì và đã truyền từ lúc khai sơn đến nay được 18 đời.
Chùa cũng là nơi có nhiều khách hàng hương thăm viếng, cầu Phật, đặc biệt là vào dịp lễ tết.

Động Âm Phủ- Ngũ Hành Sơn

Hệ thống hang động trong quần thể Ngũ Hành Sơn là cả một thế giới kỳ bí. Với sự kiến tạo độc đáo của thiên nhiên, động Âm Phủ được xem là một trong những hang động lớn và huyền bí nhất trong quần thể hang động ở khu danh thắng Ngũ Hành Sơn.
dong am phu ngu hanh son da nang
Lối vào động Âm Phủ

Động Âm Phủ có tên từ thời vua Minh Mạng (đầu thế kỷ 19), khi nhà vua vi hành đến ngọn núi này. Theo thuyết âm dương, trong đời sống con người và vạn vật luôn tồn tại hai mặt đối lập : có ngày phải có đêm, có sinh phải có tử. Vì thế, trên ngọn Thủy Sơn có đường lên trời thì dưới chân có động xuống Âm Phủ. Trong động Âm Phủ có nhiều truyền thuyết vừa thực, vừa ảo. Thực ở đây là con người ai cũng có một lần sinh và một lần tử, còn ảo ở đây là sự phân xử của tạo hóa về cái thiện và cái ác của kiếp con người.
Bởi trong động Âm Phủ được chia làm hai ngách, đó là ngách lên trời và ngách xuống âm phủ. Âm phủ là thế giới của người chết. Theo giáo lý của đạo Phật, chết không phải là hết mà là sự chuyển tiếp để đầu thai về cảnh giới khác. Người tích thiện nhiều sẽ được siêu thoát, kẻ gây nên tội ác sẽ bị đọa đày. Thiện và ác đến đây sẽ được phân minh. Theo định luật âm ty, con người trước khi chết, các linh hồn phải qua chiếc cầu Âm Dương trên sông Nại Hà định mệnh.

Động Huyền Không- Ngũ Hành Sơn

Nằm trong quần thể danh thắng Ngũ Hành Sơn, Huyền Không là một trong những động đẹp nhất, huyền ảo nhất, có giá trị tâm linh to lớn nhất.Động Huyền Không là một động lộ thiên, vòm hình tròn, nền bằng phẳng, trên vòm có 5 lỗ thông ra bên ngoài, ánh sáng tràn vào đây tạo một không khí huyền bí lung linh cho hang động.
dong huyen khong ngu hanh son da nang
Động Huyền Không Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng
Đây là điều làm nên sự khác biệt của động Huyền Không đối với một số hang động khác ở Hạ Long, Phong Nha – Kẻ Bàng… Trong khi các nơi phần lớn là động kín, ẩm, trong động phải thắp điện hoặc khi vào phải có đèn chiếu sáng thì động Huyền Không tuy ít thạch nhũ nhưng đủ độ thoáng và ánh sáng tự nhiên.
Có chu vi khoảng 25m, Huyền Không động được bài trí khá đa dạng, ngay bậc cấp bước xuống động, hai bên là tượng của các vị Thiện và Ác như nhắc nhở con người phải luôn thánh thiện, từ bi hướng đến cõi sắc không của Phật.
Trên cao nhất là tượng Phật Thích Ca, được làm vào năm 1960 bởi nghệ nhân Nguyễn Chất, người nổi tiếng ở làng đá mỹ nghệ Non Nước. Bên dưới là bàn thờ Phật Địa Tạng Vương Bồ Tát. Bên trái động có đền thờ bà Ngọc Phi (bà Chúa Tiên), là nơi du khách đến cầu tài, cầu lộc; đền thờ bà Lồi Phi (Chúa Thượng Ngàn) được du khách đến cầu nguyện về sức khỏe và sự bình an.
Sâu bên phải là đền Trang Nghiêm Tự cổ kính được xây dựng năm 1825, gồm ba gian. Gian chính thờ Phật Quan Âm, bên trái thờ 3 vị Thánh (gồm Quan Công, Quan Bình và Châu Xương) tượng trưng cho đức độ, trí dũng và lòng trung thành. Đặc biệt, gian bên phải thờ Ông Tơ, Bà Nguyệt, nơi các đôi trai gái đến cầu duyên, mong được Nguyệt Lão buộc sợi chỉ hồng trăm năm hạnh phúc.
dong huyen khong ngu hanh son
Động Huyền Không
Quanh vòm động có nhiều nhiễu đá bám vào vách tạo nên những hình thù lạ, đó là khuôn mặt ông già nhìn nghiêng, là hình con chim hạc hay đà điểu, hình hai đầu voi với chiếc vòi thả xuống, là con cò cùng chiếc mỏ dài nhọn ép vào vách động…
 Ngoài ra ở Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng còn có rất nhiều hang động và thắng cảnh thiên nhiên khác.
Động Vân Thông nằm gọn trong lòng núi, hình tròn như đường ống chếch lên phía ngọn núi. Trong động có một tấm bia cổ, khắc 3 chữ “Ngũ Uẩn Sơn”, giữa động có một tượng Phật rất lớn. Sau lưng là đường đi lên động, càng vào sâu càng hẹp và hướng lên đỉnh núi, phải bám vào các tảng đá mới lên được. Cuối động là miệng thông ra ngoài to bằng cái nong (đường kính khoảng hơn 1m). Ánh sáng từ đỉnh dọi vào trong động, tạo ánh hào quang rực rỡ.
dong van thong ngu hanh son da nang
Động Vân Thông
động Quan Âm, nhiều thạch nhũ tạo ra những bức tượng Phật rất độc đáo, trong đó, khối thạch nhũ tạo thành tượng Quán Thế Âm Bồ Tát hoàn hảo, đẹp hơn bất cứ pho tượng nào do thợ điêu khắc tạc nên. Cuối động là hồ nước mát trong, lạnh ngọt quanh năm, được gọi là hồ nước Cam lồ. Trên những vách đá rêu phong, du khách đến đây còn có thể tìm thấy những bút tích đề thơ, vịnh cảnh của các thi nhân từ thời Trần, Lê…
Đến Thủy Sơn, du khách được vãn cảnh chùa, ngắm toàn cảnh TP Đà Nẵng từ vọng Giang Đài và khám phá những hang động nổi tiếng. Đến đây, du khách như rũ sạch bụi trần, thoát vòng tục lụy đi vào chốn bồng lai tiên cảnh.
vong giang dai ngu hanh son da nang
Vọng Giang Đài
Điều thú vị ở đây mà các điểm du lịch khác khó có thể có được là sau những giờ leo trèo, lên xuống hàng trăm bậc cấp để thăm thú các hang động và chùa chiền, du khách chỉ cần bước ra mấy trăm mét là đến bãi biển cát trắng mịn, nước trong xanh, sóng êm như mời gọi chào đón đến với làn nước mặn, thư giãn gân cốt, đồng thời ngắm nhìn cảnh núi non, trời biển bao la.
bien ngu hanh son da nang
Bãi biển bên danh thắng Ngũ hành Sơn

Nghề làm đá ở Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng

Dưới chân ngọn Thủy Sơn là các cơ sở điêu khắc đá mỹ nghệ phát triển từ các làng nghề có tuổi đời trên 400 năm. Từ các loại đá cẩm thạch có ở Ngũ Hành Sơn, người thợ đã chế tác các tác phẩm tinh xảo. Đá núi ở đây cũng đã từng góp phần trang trí lăng Chủ tich Hồ Chí Minh.
da my nghe ngu hanh son da nang
Sản phẩm đá mỹ nghệ Ngũ Hành Sơn
Thời gian gần đây, để bảo vệ di tích và cảnh quan khu danh thắng, chính quyền thành phố Đà Nẵng đã ra lệnh cấm khai thác đá trên núi. Không thể để làng nghề mai một, những nghệ nhân có tâm huyết với nghề đã tìm được hướng đi mới. Họ đã bỏ công đi khắp trong nước để tìm nguồn nguyên liệu phù hợp.
Đến với Ngũ Hành Sơn, du khách không chỉ được hoà mình vào không gian của những lễ hội, của phong cảnh hữu tình, của làng nghề nhộn nhịp…, mà còn có được một kỳ nghỉ dưỡng lý tưởng bên bãi biển Non Nước. Ngũ Hành Sơn được ví như hòn non bộ khổng lồ giữa lòng thành phố Đà Nẵng. Cùng với Bà Nà, Sơn Trà, nơi đây được xem là điểm dừng chân hấp dẫn đối với khách du lịch mỗi khi đến với miền Trung trên hành trình khám phá các di sản thế giới.
Nguồn: Tourane.vn

Bán đảo Sơn Trà Đà Nẵng

Bán đảo Sơn Trà là một đặc ân mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng cho Đà Nẵng. Đứng bất cứ ở đâu trên đất Đà Nẵng đều có thể nhìn thấy ngọn núi này. Trong dáng nhoài người vươn ra biển, Sơn Trà là một bức bình phong khổng lồ che chắn bão giông cho thành phố.
Bán đảo Sơn Trà nằm cách trung tâm TP Đà Nẵng hơn 10km, bán đảo Sơn Trà xanh thẳm quyến rủ đến lạ thường. Nhìn từ xa, Sơn Trà như một mủi tàu đang rẽ sống lao về phía biển.
Cùng với Hải Vân sơn ở phía bắc, bán đảo Sơn Trà ở phía nam khép vòng cánh cung ôm lấy vịnh Đà Nẵng trong xanh như ngọc, có cảng nước sâu Tiên Sa nằm ngay dưới chân bờ tây của bán đảo. Hướng ra biển Đông là mũi Đà Nẵng, vịnh Bãi Bắc và vịnh Bãi Nam hai bên, doi đất nối đất liền vào đảo nằm kẹp giữa một bên là sông Hàn, bên còn lại chính là biển Đông.


Phong canh nhin tu xa cua ban da Son Tra


 Bán đảo Sơn Trà có gần 4.000 ha rừng, trong đó một phần là đất đồi đang được phủ thêm loại cây công nghiệp. Có người đã ví Sơn Trà như một buồng phổi khổng lồ cung cấp dưỡng khí cho thành phố Đà Nẵng. Trong rừng nguyên sinh này có 289 loại thực vật bậc cao thuộc 217 chi, 90 họ. Về động vật, nơi đây là chỗ quần cư của họ hàng nhà khỉ với khoảng hơn 400 con voọc và nhiều loại khỉ đuôi dài. Ngoài ra còn có chồn, heo rừng, gà rừng, hoẵng… 
  khu rung sinh thai ban dao son tra
Ven biển của bán đảo Sơn Trà có nhiều bãi cát đẹp, trong đó có một số bãi tắm nổi tiếng như bãi Bắc (phía bắc bán đảo), bãi Nam và bãi Bụt (phía nam bán đảo).  Sau lưng các bãi tắm này là rừng nguyên sinh với hệ động thực vật rất phong phú, nhiều loài vật, cây cối thuộc loại quý hiếm như loài vượn má đỏ, vích đã được đưa vào danh sách đỏ.
Bao quanh Son Tra la bai bien
Bao quanh Sơn Trà là bãi biển
Núi Sơn Trà cao đến 700m. Đứng từ trung tâm thành phố Đà Nẵng trông lên thật là “chót vót chín tầng mây”. Núi Sơn Trà xưa nay được xem như đài khí tượng thiên nhiên của nhân dân quanh vùng. Đứng từ đỉnh núi Sơn Trà, du khách có thể ngắm nhìn được toàn cảnh bốn bề: xa xa về hướng Nam là núi Ngũ Hành lô nhô năm ngọn giữa biển cát mênh mông, phía Đông Nam là Cù lao Chàm nhấp nhô trên sông nước, phía Tây là phố thị sầm uất với con sông Hàn thướt tha dải lụa, phía bắc là hệ thống núi non Hải Vân Sơn chập chùng chạy dài ra biển…
Dừng chân ở một vọng cảnh đài xinh đẹp nằm cheo leo trên vách đá, phía trên là những quả bóng khổng lồ màu trắng không biết được xây dựng từ khi nào và với mục đích gì, cách sân bay quân sự cũ của Pháp không đầy 2,5km, xa xa là dãy Bà Nà chập chùng ẩn hiện trong mây.
Qua bong bi an tai ban dao son tra
Cây cầu treo dây văng Thuận Phước dài hơn 5km nối bán đảo với quận Hải Châu trở nên nhỏ xíu như trong chuyện cổ tích, sự phồn thịnh của thành phố hiện lên dưới những mái nhà cao tầng lô nhô, dòng sông Hàn lặng lẽ chảy chia thành phố làm hai nửa, hai phần đông tây mới ngày nào là hai nửa cách xa giờ đây những cây cầu đã nối chúng hòa vào làm một.
 Trên đỉnh của bán đảo Sơn Trà  so với mặt nước biển là đỉnh Bàn Cờ. Gọi là đỉnh Bàn Cờ vì nơi đây có một phiến đá phẳng lì khá rộng lớn trông giống như chiếc bàn cờ. Từ đỉnh Bàn Cờ nhìn xuôi về phương nam càng thấy thành phố Đà Nẵng núi - biển - sông - phố kề sát bên nhau tạo nên nét đặc trưng đăc biệt.
Đường Điện Ngọc - Sơn Trà chạy men theo biển đông nối Đà Nẵng tới thẳng Hội An, thậm chí nhìn thấy cả biển Cửa Đại nhô ra như một doi cát nhỏ trắng tinh, xinh đẹp. Cù Lao Chàm gần tới mức có cảm tưởng như chỉ cần vươn tay ra với một chút may mắn là có thể chạm tay vào. Từ bán đảo Sơn Trà ra cù Lao Chàm gần hơn rất nhiều nếu đi từ Hội An, và khi đứng trên đỉnh Bàn Cờ nhìn về hướng Cù Lao bạn sẽ thấy điều gì đó khẽ lan ra trong cơ thể, phải chăng đó chính là tình cảm dành cho đất nước quê hương.
Cu Lao Cham nhin tu ban dao Son Tra
Cù Lao Chàm nhìn từ bán đảo Sơn Trà 
Đặc biệt ở đây còn có Chùa Linh Ứng Bãi Bụt được xây dựng trên khu đất rộng 12ha ở bán đảo Sơn Trà. Ngôi chùa được xây dựng kết hợp hài hòa giữa kiến trúc thanh tân và truyền thống kiến tạo thẩm mỹ cổ truyền Á Đông. Tại chùa Linh Ứng Bãi Bụt có tượng Phật Quan Thế Âm được xem là cao nhất Việt Nam (cao 67m, đường kính tòa sen 35m). Tượng đứng tựa lưng vào núi, hướng ra biển, đôi mắt hiền từ nhìn xuống, một tay bắt ấn tam muội, tay kia cầm bình nước cam lồ như rưới an bình cho những ngư dân đang vươn khơi xa. Trên mão tượng Quan Âm có tượng Phật Tổ cao 2m. Trong lòng tượng có 17 tầng, mỗi tầng đều có bệ thờ tổng cộng 21 bức tượng Phật với hình dáng, vẻ mặt, tư thế khác nhau, gọi là “Phật trung hữu Phật
Tuong phat chua linh ung tren ban dao Son Tra
Bán đảo Sơn Trà đang được đầu tư khai thác các tour du lịch sinh thái. Sức bật của một vùng núi rừng hoang dã được tiếp sức với sự kích cầu của thành phố Đà Nẵng và các nhà đầu tư trong và ngoài nước tương lai sẽ biến Sơn Trà thành một đô thị du lịch tầm cỡ. Các dự án đầu tư tham vọng xây dựng Sơn Trà thành bán đảo du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng theo tiêu chuẩn từ ba đến năm sao.  Những đỉnh núi cao trập trùng, lãng đãng mây phủ, những đồi sim đan kín hai bên lối đi và cả thành phố Đà Nẵng dưới tầm mắt mở ra như tấm bản đồ sống động là những gì du khách sẽ được chiêm ngưỡng khi đến với Bán đảo Sơn Trà.
Nguồn: Trang thông tin du lịch Đà Nẵng http://tourane.vn

Tuesday 29 January 2013

Lễ hội pháo hoa Đà Nẵng 2013 và những điểm mới

Cuộc thi Trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFC)  sẽ có tên chính thức là Lễ hội Pháo hoa Đà Nẵng 2013. Đó là kết luận được đưa ra tại hội nghị tổng kết, rút kinh nghiệm công tác tổ chức Cuộc thi Trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng sau 5 năm tổ chức (2008-2012) và chuẩn bị cho sự kiện này vào năm 2013.

Tổng kết Lễ hội pháo hoa Đà Nẵng 5 năm qua (2008 – 2012)

hoi nghi tong ket to chuc phao hoa da nang
Theo báo cáo tổng kết tại hội nghị, qua 5 năm triển khai thực hiện, với kinh phí 100% xã hội hóa, Cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng  đã trở thành thương hiệu của Đà Nẵng, thu hút sự quan tâm hàng trăm ngàn khán giả trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ phát triển du lịch và thu hút các nhà đầu tư đến với địa phương.
Với từng chủ đề khác nhau cho mỗi kỳ pháo hoa (Vũ điệu Tiên Sa – năm 2008, Âm vang sông Hàn – năm 2009, Huyền thoại sông Hàn – năm 2010, Lung linh sông Hàn – năm 2011, Sắc màu Đà Nẵng – năm 2012), DIFC đã tạo dấu ấn riêng của Đà Nẵng, góp phần đưa thành phố trở thành một điểm đến yêu thích của du khách trong và ngoài nước.
Cụ thể, lượng du khách đến Đà Nẵng mỗi năm tăng mạnh, đặc biệt trong năm 2011 tăng gấp 3 lần so với năm 2010 (từ khoảng hơn 100.000 lượt người lên 300.000 lượt người), đồng thời thúc đẩy ngành du lịch, dịch vụ phát triển, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế – xã hội thành phố.
Nhân dịp này, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng đã tặng Bằng khen cho 24 tập thể và 23 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong công tác phối hợp, tổ chức DIFC trong 5 năm.

Những điểm mới trong lễ hội pháo hoa Đà Nẵng 2013

Cuộc thi pháo hoa Đà Nẵng 2013 sẽ giảm lượng vé mời và giảm một số khán đài để tạo ra không gian nhiều hơn cho nhân dân và du khách đón xem. Số lượng vé xem pháo hoa phát hành trong năm 2013 cũng sẽ được phân bổ hợp lý về cho các khách sạn lớn nhằm đáp ứng nhu cầu lưu trú và mua vé xem pháo hoa cho du khách.
phao hoa da nang
Trong năm 2013, Thành phố Đà Nẵng có thể sẽ mời thêm các ca sĩ, nhạc sĩ nước ngoài có đội pháo hoa tham gia cuộc thi đến tham gia chương trình nghệ thuật tại lễ hội pháo hoa.
Và điều đặc biệt hơn Kể từ năm 2013, Cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFC) sẽ tổ chức 2 năm một lần thay vì liên tục từng năm một như từ trước đến nay. Vì “cái gì ít, hiếm mới hấp dẫn, khách mời thòm thèm chứ nhiều quá sẽ dẫn tới nhàm chán”. Hơn nữa việc tổ chức cách năm cũng để công tác tổ chức, việc vận động tài trợ đỡ vất vả, khó khăn.

Địa điểm bắn pháo hoa Đà Nẵng 2013 không thay đổi

le hoi phao hoa da nang 2013
Trong lễ tổng kết đã có một số ý kiến đề xuất nên chọn địa điểm bắn pháo hoa Đà Nẵng 2013 mới cho các đội quốc tế trình diễn, vì địa điểm cũ (từ cảng Sông Hàn ở bờ Đông bắn pháo ra giữa dòng sông Hàn) sau nhiều năm tổ chức có thể đã… quá cũ.
Nhiều ý kiến cho rằng người dân, du khách sẽ bị nhàm chán sau nhiều năm liên tục xem pháo hoa chỉ ở một chỗ. Một số ý kiến đóng góp nên chuyển địa điểm bắn pháo hoa Đà Nẵng 2013 qua bán đảo Sơn Trà để trình diễn, một số khác cho rằng nên đưa lên phía sau Đài Tưởng niệm trên đường 2/9, một số khác nữa đã đề xuất nên tổ chức bắn pháo hoa từ trên sà lan đậu giữa sông Hàn (ở đoạn giữa cầu Rồng và cầu Sông Hàn), và cũng có cả ý kiến đề nghị đưa ra vịnh Đà Nẵng tổ chức bắn pháo hoa từ sà lan đậu trên biển như kiểu “Lễ hội Ánh sáng Vancouver” được tổ chức ở Canada…
Nhưng ý kiến chỉ đạo của Ông Nguyễn Bá Thanh thì vẫn giữ nguyên địa điểm bắn pháo hoa Đà Nẵng 2013 là cảng Sông Hàn ở bờ Đông. Theo Ông thì Bãi bắn là cảng Sông Hàn rất rộng rãi. Ngoài các khán đài chính và các khoảng không gian rộng thoáng ở 2 bên bờ sông thì các cầu Sông Hàn, cầu Thuận Phước thoả mãn cho lượng người xem không nhỏ. Hơn nữa, các nhà cao tầng đang nối tiếp nhau mọc lên 2 bên bờ sông Hàn cũng đáp ứng đáng kể nhu cầu xem pháo hoa của người dân và khách du lịch. Ông còn nhấn mạnh ““Muốn sáng tạo thì phải đẹp hơn, thuận lợi hơn chứ nếu chỉ vì thấy bắn một chỗ lâu quá có thể nhàm chán rồi đổi chỗ khác mà tệ hơn thì không được. Về mặt nguyên tắc, đổi mới phải tốt hơn cái cũ, chứ không phải đổi cho có cái mới nhưng cuối cùng số luợng người xem ít hơn, không đẹp hơn. Vì vậy tôi đề nghị địa điểm bắn pháo hoa 2013 chính thức vẫn là ở địa điểm cũ”
Hy vọng với kinh nghiệm tổ chức cuộc thi pháo hoa Đà Nẵng những năm qua cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo thành phố, Lễ hội pháo hoa Đà Nẵng sẽ có những nét mới và sẽ góp phần tạo nên một thương hiệu cho du lịch Đà Nẵng.
Nguồn: tourane.vn

Friday 25 January 2013

Cuộc thi pháo hoa Đà Nẵng 2013: “Tình yêu sông Hàn”

Lễ hội pháo hoa Đà Nẵng là lễ hội mà nhân dân Đà Nẵng trông chờ nhất trong năm. Đó là cơ hội quảng bá hình ảnh, con người Đà Nẵng đến khắp bạn bè trong nước và thế giới. Lễ hội trình diễn pháo hoa Đà Nẵng 2013 cũng đang hứa hẹn nhiều điều mới lạ.

Lịch sử lễ hội pháo hoa Đà Nẵng

Cuộc thi Trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (tiếng Anh: Danang International Fireworks Competition, viết tắt: DIFC), do Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng tổ chức vào dịp 29 và 30 tháng 4 hàng năm (trước đây là 27 và 28 tháng 3), được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2008. Mỗi năm có 03 – 04 đội quốc tế tham dự và đội pháo hoa Đà Nẵng đại diện cho Việt Nam tham gia thi đấu.
Trải qua 5 lần tổ chức, Cuộc thi đã gây được nhiều sự chú ý của người dân trong nước và khách du lịch nước ngoài. Mỗi năm với một chủ đề nhất định và các đội dự thi khác nhau với những màn trình diễn pháo hoa đầy ấn tượng đã đem lại thương hiệu pháo hoa cho Đà Nẵng.

Cuộc thi pháo hoa Đà Nẵng 2013: “Tình yêu sông Hàn”

cuoc thi phao hoa da nang 2013
Cuộc thi pháo hoa tại Đà Nẵng năm 2013 là sự hội ngộ của nhiều đội mạnh, từng vô địch các năm trước đây, với sự tham gia của 5 đội: Nga (Trung tâm pháo hoa Khan), Italia (Công ty Parente), Nhật Bản (Công ty Marutamaya), Mỹ (Công ty Melrose Pyrotechnics) và đội chủ nhà Đà Nẵng (Việt Nam). Cuộc thi Trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng năm nay với với chủ đề “Tình yêu sông Hàn” sẽ được tổ chức vào hai đêm 29 và 30/4/2013.
Cảng sông Hàn là địa điểm trình diễn pháo hoa; khán đài chính được đặt tại vỉa hè đường Trần Hưng Đạo, đối diện khu vực trình diễn pháo hoa. Đường Bạch Đằng, đường Trần Hưng Đạo, cầu Sông Hàn, cầu Thuận Phước, một số tàu thuyền được phép hoạt động trên sông… là những điểm xem trình diễn pháo hoa của người dân và du khách. Bên cạnh hoạt động chính là DIFC 2013, còn có các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch…, được tổ chức trước, trong và sau cuộc thi, nhằm thu hút người dân và du khách.
Với chủ đề cuộc thi pháo hoa năm nay, UBND thành phố Đà Nẵng tôn vinh niềm tự hào, biểu tượng của Đà Nẵng trong nhiều năm nay. Và cũng là chủ đề sẽ tạo nên nhiều ý tưởng cho các đội tham gia dự thi với hai cảm xúc chủ đạo là: tình yêu và sông Hàn.
Tuy mới đầu năm 2013 nhưng cuộc thi pháo hoa Đà Nẵng 2013 đã được tuyên truyền, quảng bá, chuẩn bị các công tác cần thiết cho cuộc thi;  đồng thời Công an thành phố đã xây dựng kế hoạch bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông trước, trong và sau cuộc thi, để Cuộc thi trình diễn Pháo hoa  Đà Nẵng 2013 diễn ra thành công, tiếp tục tạo ấn tượng tốt trong lòng du khách cũng như người dân thành phố.