Monday 25 February 2013

Lịch sử Ngũ Hành Sơn

Ngũ Hành Sơn là một khu danh thắng nổi tiếng mà không một du khách nào đến Đà Nẵng mà chưa từng ghé qua. Tại đây với một khung cảnh thiên nhiên huyền ảo ẩn chứa nhiều dấu ấn lịch sử Ngũ Hành Sơn từ lâu đời…

Một vài nét về Ngũ Hành Sơn

Ngũ Hành Sơn hay núi Non Nước là tên chung của một danh thắng gồm 6 ngọn núi đá vôi nhô lên trên một bãi cát ven biển gồm: Kim SơnMộc SơnThủy Sơn (lớn, cao và đẹp nhất), Hỏa Sơn (có hai ngọn) và Thổ Sơn, nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 8 km về phía Đông Nam, ngay trên tuyến đường Đà Nẵng - Hội An; nay thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam.
canh quang ngu hanh son da nang

Ngày 22 tháng 3 năm 1990, khu danh thắng này đã được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ra quyết định công nhận là di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia.
Ngũ Hành Sơn cũng có thể được xem là cái hồn của Đà Nẵng, là đặc trưng vốn có của con người nơi đây.

Một vài điển cố lịch sử về Ngũ Hành Sơn

Ngũ Hành Sơn trải qua bao đời, và mỗi đời ghi lại nhiều dấu ân lịch sử đậm chất linh thiêng.
Không gian huyền ảo tại động Huyền Không
Vua Minh Mạng đã từng đến Ngũ Hành Sơn vào khoảng 200 năm về trước. Ông tự mình đặt tên cho các ngọn núi, các hang động, chùa chiền. Không ai biết những cái tên như Ngũ Hành Sơn, Huyền Không, Hóa Nghiêm, Lăng Hư, Tàng Chân, Vân Nguyệt, Thiên Long… đã làm nhà vua phải suy nghĩ mất hết biết bao nhiêu thời gian. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, giữa những lo toan quốc kế dân sinh, trong tâm hồn của con người này, cảnh trí Ngũ Hành Sơn đã chiếm một phần quan trọng như một nỗi tự hào về một miền đất xinh đẹp.
Khung cảnh nhìn từ trên cao của Ngũ Hành Sơn
Nơi đây, các dấu ấn văn hoá lịch sử còn in đậm trên mỗi công trình chùa, tháp đầu thế kỷ XIX, trên mỗi tác phẩm điêu khắc Chàm của thế kỷ XIV, XV. Những bút tích thi ca thời Lê, Trần còn in dấu trên các vách đá rêu phong trong các hang động. Những di tích văn hoá lịch sử như mộ mẹ tướng quân Trần Quang Diệu, đền thờ công chúa Ngọc Lan (em gái vua Minh Mạng), bút tích sắc phong quốc tự còn lưu giữ tại chùa Tam Thai của triều Nguyễn, đến các di tích lịch sử đấu tranh cách mạng như Địa đạo núi đá Chồng, hang Bà Tho, núi Kim Sơn, hang Âm Phủ,… Tất cả chứng minh hùng hồn về một Ngũ Hành Sơn huyền thoại, về một vùng đất địa linh nhân kiệt đầy chất sử thi.

Sự giao lưu Đà Nẵng – Nhật Bản bắt đầu từ 400 năm trước

Giá trị của một tấm bia cổ khoảng 400 năm tuổi ở động Hoa Nghiêm trên ngọn Thủy Sơn (thuộc Khu Danh thắng Ngũ Hành Sơn) vừa được giải mã, cho thấy sự liên hệ về kinh tế và văn hóa của người Quảng Nam – Đà Nẵng và người Nhật Bản cách đây gần 4 thế kỷ.
Văn bia được xem là một trong những bia kí cổ nhất và có giá trị lịch sử, văn hóa trên vùng đất Ngũ Hành Sơn. Vì lẽ đó, UBND quận Ngũ Hành Sơn quyết định sẽ khánh thành một văn bia tiếng Việt dịch từ bản gốc đặt ở động Hoa Nghiêm ngay dịp Lễ hội Quán Thế Âm (nhằm 19-2 âm lịch), để những du khách đến đây đều có thể chiêm bái, kính cẩn trước sự đóng góp của người xưa, và hiểu biết thêm về một dòng chảy lịch sử, trong đó ghi nhận sự liên kết truyền đời của hai dân tộc Việt-Nhật.
Các thiền sư chùa Jomyo thuộc vùng Nagoya (Nhật Bản) đã trao tặng cho chùa Tam Thai (thuộc Danh thắng Ngũ Hành Sơn) phiên bản bức tranh cổ “Thác kiến Quan Thế Âm”. “Thác kiến Quan Thế Âm” là bức tranh vẽ tượng Phật nổi tiếng, tương truyền đó là món quà của An Nam quốc vương thỉnh từ chùa Tam Thai tặng cho thuyền Châu Ấn của dòng họ thương nhân Chaya (Nhật) khi thuyền đến Hội An cách đây 400 năm.
Chùa Tam Thai Ngũ Hành Sơn
Cùng với bức tranh trên, tại chùa Jomyo, ngôi chùa cổ nằm ở thành phố Nagoya – Nhật Bản, cũng đang lưu giữ một bức tranh 400 năm tuổi được xem như Quốc bảo của Nhật mang tên “Giao Chỉ quốc mậu dịch độ hải đồ” bằng chất liệu màu nước. Bức tranh rất đồ sộ, có chiều cao 78cm, chiều dài 498 cm. Tuy bức tranh đã mất đi một phần, nhưng phần còn lại vẫn cho thấy bốn cảnh quan: cảnh thuyền Châu Ấn rời Nagasaki đi Giao Chỉ và cập bến Hội An (xứ Đàng Trong của Đại Việt); cảnh thương nhân Nhật dâng lễ vật cho một người mang dáng dấp của chúa Nguyễn; cảnh phố Nhật ở Hội An; cảnh ngôi nhà lớn trong đất liền. Bức tranh có giá trị lớn về lịch sử và mỹ thuật vì nó miêu tả sinh động cảnh quan một đô thị cảng của Đại Việt là Hội An với phố Nhật đầu thế kỷ 17.
Những bằng chứng trên đã xác minh rõ ràng rằng, ngay từ thế kỷ 17, đã có nhiều thương thuyền Nhật Bản cập bến làm ăn buôn bán tại Hội An, tạo nên mối quan hệ giao lưu kinh tế – văn hóa giữa hai nước, đặc biệt là sự giao kết giữa người dân hai vùng Quảng Nam – Đà Nẵng (Việt Nam) và vùng Nagoya (Nhật) từ 4 thế kỷ trước.
Nhắc đến Ngũ Hành Sơn là nhắc đến cả một trang bề dày lịch sử. Và chắc chắn vẫn còn rất nhiều câu chuyện lịch sử về Ngũ hành Sơn được lưu truyền qua từng thế hệ. Nó tạo cho Ngũ Hành Sơn trở thành một chốn tâm linh, huyền ảo thu hút nhiều du khách ghé thăm.

Kinh nghiệm xem pháo hoa Đà Nẵng

Cuộc thi pháo hoa Đà Nẵng 2013 sẽ được khai mạc vào lúc 20h20 ngày 29/4/2013, Để quý khách có được cơ hội chiêm ngưỡng những màn pháo hoa trong cuộc thi đặc sắc, Tourane xin tư vấn bạn một số kinh nghiệm xem pháo hoa Đà Nẵng như sau:

Nên đặt mua vé pháo hoa Đà Nẵng sớm

Cuộc thi pháo hoa Đà Nẵng 2013 sẽ tiến hành giảm số lượng vé phát hành, nên do đó khách xem pháo hoa cần đặt mua vé xem pháo hoa Đà Nẵng 2013 từ sớm để có thể có được vị trí xem pháo hoa thuận lợi nhất. Số lượng khách đến với pháo hoa Đà Nẵng mỗi năm đều tăng lên đáng kể, Cuộc thi pháo hoa Đà Nẵng đã không chỉ thu hút được sự quan tâm của nhân dân trong nước mà cũng đã thu hút lượng khách nước ngoài vô cùng lớn. Do đó, quý khách có nhu cầu xem cần đặt mua sớm. Không chỉ vậy, Quý khách cũng nên đặt trước phòng khách sạn, nhà nghỉ tại Đà Nẵng từ sớm để có nơi lưu trú trong dịp pháo hoa Đà Nẵng. Kinh nghiệm trong nhiều năm thì thường đến dịp pháo hoa các khách sạn thường nâng giá phòng lên rất cao.

Khán đài xem pháo hoa Đà Nẵng

Khu khán đài A,B là khu dành cho vé khách mời. Vị trí các khán đài này gần điểm bắn nhất, trong đó  khán đài A là 1 dãy ghế dựa đầu tiên, có bàn đại biểu. Sau lưng khán đài A là khán đài B. Khu khán đài A,B được chia thành các khán đài A1, A2, A3 và B1,B2,B3. A1 và B1 nằm ở giữa, đối diện ngay điểm bắn nên xem tốt nhất, xem trực tiếp chương trình từ sân khấu. Các khán đài A2, B2, A3,B3 nằm 2 bên khán đài A1 và B1. Xem pháo hoa thì chất lượng gần bằng B1.
Khu khán đài C (Vé C1, C2, C3) có vị trí cách điểm bắn xa hơn, khoảng gấp 2 lần so với khán đài A,B. Gần phía khán đài A,B là C1, kế đến là C2 và C3. Khán đài C không xem trực tiếp chương trình khai mạc, ca nhạc… mà xem qua màn chiếu projector và loa lắp đặt trước các khán đài.
Mời các bạn tham khảo sơ đồ các tuyến đường, khán đài phục vụ xem pháo hoa Đà Nẵng:
so do duong di -  Khan dai xem phao hoan da nang
Hy vọng với những kinh nghiệm mà trang thông tin du lịch Đà Nẵng Tourane cung cấp sẽ giúp ích các bạn nhiều trong đợt xem pháo hoa Đà Nẵng năm nay. Kính chúc các bạn có những giây phút tuyệt vời cùng cuộc thi pháo hoa Đà Nẵng.
Nguồn: Trang thông tin du lịch Đà Nẵng – Tourane.vn

Friday 1 February 2013

Giới thiệu chung về Lễ hội pháo hoa Đà Nẵng 2013

Lễ hội pháo hoa Đà Nẵng 2013 sẽ có những điểm mới, tuy nhiên chương trình chung so với trước không khác nhiều. Sau đây Tourane xin cung cấp một số thông tin xung quanh cuộc thi pháo hoa Đà Nẵng năm 2013 được tổng hợp tới thời điểm hiện tại.

1. Đơn vị tổ chức Lễ hội pháo hoa Đà Nẵng 2013
Đơn vị tổ chức: Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Đà Nẵng.
Đơn vị tư vấn: Công ty Global 2000 – Malaysia.

2. Chủ đề cuộc thi : Tình yêu sông Hàn. 3. Thời gian tổ chức: 02 đêm, 29 và 30/4/2012 (Thứ Hai và Thứ Ba). 4. Địa điểm bắn pháo hoa Đà Nẵng 2013:
Địa điểm bắn pháo hoa Đà Nẵng 2013: Cảng Sông Hàn.

dia diem ban phao hoa da nang 2013
Địa điểm khán đài chính: Vỉa hè đường Trần Hưng Đạo, đối diện khu vực bắn.Đường Bạch Đằng, đường Trần Hưng Đạo, cầu Sông Hàn, cầu Thuận Phước, một số tàu thuyền được phép hoạt động trên sông… là những điểm xem trình diễn pháo hoa của người dân và du khách 5.

5. Thời gian trình diễn:
Mỗi đội tham gia trình diễn trong khoảng từ 20 – 22 phút (không được dưới 20 phút và không quá 22 phút) theo chủ đề của Cuộc thi Trình diễn Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2012 (Sau đây gọi tắt là Cuộc thi).
6. Các đội tham gia:
Mời 04 đội nước ngoài cùng chủ nhà đội pháo hoa Đà Nẵng đại diện Việt Nam Cuộc thi Bắn pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng :

  • Nga (Trung tâm pháo hoa Khan)
  • Italia (Công ty Parente)
  • Nhật Bản (Công ty Marutamaya)
  • Mỹ (Công ty Melrose Pyrotechnics)
  • Đội Việt Nam (Thành phố Đà Nẵng).
7. Cơ cấu giải thưởng:
  • 01 Giải Nhất.
  • 01 Giải Nhì.
  • 01 – 02 Giải Ba.
  • 01 – 02 Giải Khuyến khích.
8. Tiêu chí đánh giá các màn trình diễn pháo hoa:
cuoc thi phao hoa da nang Tập trung vào một số tiêu chí sau:
  • Ý tưởng, sự đa dạng và chủ đề của màn trình diễn.
  • Sự phong phú, đa dạng về màu sắc.
  • Tính độc đáo và chất lượng của màn trình diễn.
  • Quy mô và số lượng hiệu ứng.
  • Sự đồng bộ giữa âm thanh và hình ảnh, sự phù hợp của nhạc với hình ảnh của pháo hoa.
  • Phù hợp với chủ đề và thể hiện được ý nghĩa chủ đề của Cuộc thi.
  • Thời lượng của màn trình diễn: Từ 20 đến 22 phút.
Với kinh nghiệm tổ chức Cuộc thi pháo hoa Đà Nẵng trong những năm gần đây và sự chuẩn bị chu đáo của các bên liên quan, hy vọng Lễ hội pháo hoa Đà Nẵng 2013 sẽ thành công tốt đẹp và tạo thành một thương hiệu riêng cho du lịch Đà Nẵng.